38 thuật ngữ tài chính thông dụng (Cre:Brand Vietnam)

  1. Profit: Lợi nhuận (Dựa trên nguyên lý cốt lõi: Lợi nhuận = Doanh thu – tất cả các loại chi phí)
  2. Cash Flow: Dòng tiền (Lượng tiền mặt doanh nghiệp đang có = Dòng tiền thu vào – Dòng tiền chi ra)
  3. Cash Inflow: Dòng tiền thu vào (Dòng tiền doanh nghiệp thu từ các nguồn: bán sản phẩm dịch vụ, lợi nhuận từ công ty con, lợi tức từ đầu tư, v.v…)
  4. Cash Outflow: Dòng tiền chi ra (Dòng tiền doanh nghiệp chi trả cho: lương nhân viên, chi phí vận hành hàng ngày, nhà cung cấp)
  5. Accounting Finance: Kế toán tài chính (Thực hiện nguyên lý tài chính theo đúng luật pháp tuyệt đối)
  6. Management Finance: Kế toán quản trị (Thực hiện nguyên lý tài chính chỉ dành cho nội bộ doanh nghiệp)
  7. Fixed Cost: Định phí (Chi phí không thay đổi theo sự thay đổi của số lượng sản phẩm / dịch vụ được tạo ra)
  8. Variable Cost: Biến phí (Chi phí thay đổi theo sự thay đổi của số lượng sản phẩm / dịch vụ được tạo ra)
  9. Direct Cost: Chi phí trực tiếp tạo ra & bán sản phẩm / dịch vụ (Tổng các loại chi phí như: chi phí nguyên vật liệu, hoa hồng bán hàng, khấu hao máy móc, v.v…)
  10. Indirect Cost (Overheads): Chi phí không trực tiếp tạo ra & bán sản phẩm / dịch vụ (Tổng các loại chi phí như: lương nhân viên khối văn phòng, vận hành văn phòng, v.v…)
  11. Cost Structure: Bảng cấu trúc chi phí (Thể hiện mọi loại chi phí theo các hạng mục để hiểu tỷ trọng đóng góp)
  12. Balance Sheet: Bảng cân đối kế toán (Thể hiện giá trị toàn bộ các tài sản và nguồn vốn doanh nghiệp
  13. Cash Flow Statement: Báo Cáo Dòng Tiền Mặt (Thể hiện dòng tiền thu vào & chi ra của doanh nghiệp)
  14. Income Statement (P&L): Bảng Báo Cáo Hoạt Động Kinh Doanh (bảng P&L) (Thể hiện hiệu quả của hoạt động kinh doanh)
  15. Retail Markup: Khoản chênh lệch giá nhập so với giá bán ra (Đây là 1 khoản thu nhập (hay lợi nhuận) phân phối, còn gọi là Front Margin)
  16. Retail Margin: Tổng thu nhập (hay lợi nhuận) của nhà bán lẻ phân phối hàng hóa trung gian [Đến từ Front Margin (tức là markup giá lên để bán ra cho Consumer/Shopper) & Back Margin (tức là lợi nhuận từ thỏa thuận với các nhà sản xuất thỏa thuận thương mại Trade Terms)]
  17. Retail Price: Giá bán lẻ (Tùy theo mô hình phân phối, giá bán lẻ có thể là từ đại lý trung gian bán ra cho Consumer hay từ Showroom của doanh nghiệp bán ra cho Consumer)
  18. Gross Sales: Doanh thu gộp [Tính bằng công thức: Tổng sản lượng x Giá bán lẻ (không tính thuế VAT)]
  19. Gross-to-Net: Khoản chênh lệch giữa (Doanh thu gộp & Doanh thu thuần Đây là tổng hợp các loại chi phí như là giảm giá bán, thu hồi hàng – trả hàng, chi phí bán hàng & phân phối, các khoản chiết khấu phân phối)
  20. Net Sales: Doanh thu thuần (Doanh thu thực sự phản ánh năng lực cạnh tranh & quản lý các chi phí bán hàng & phân phối)
  21. Cost of Goods Sold – COGS: Giá vốn hàng bán (Tổng các loại chi phí trực tiếp tạo sản phẩm/ dịch vụ như: chi phí nguyên vật liệu, khấu hao máy móc, lương nhân công vận hành sản xuất, v.v…)
  22. Gross Profit: Lợi nhuận gộp (Thể hiện mức lợi nhuận sau khi trừ các loại chi phí trực tiếp liên quan đến bán hàng & chi phí tạo ra sản phẩm / dịch vụ, nhưng chưa loại trừ các chi phí gián tiếp liên quan đến vận hành doanh nghiệp)
  23. Gross Margin: Biên lợi nhuận gộp (Tính bằng công thức: tỉ lệ % của Gross Profit / Net Sales)
  24. Contribution Margin: Lợi Nhuận Đóng Góp / Số Dư Đảm Phí (Tính bằng công thức: Net Sales – Biến Phí. Dùng để xác định điểm hòa vốn break even point với 1 mức định giá chiến lược)
  25. Advertising & Promotion – A&P: Ngân sách quảng bá thương hiệu (Thường là 1 mức tỷ lệ % của Net Sales. Các loại chi phí liên quan đến quảng cáo, làm khuyến mại cho thương hiệu)
  26. Profit before Overheads: Lợi nhuận doanh nghiệp trước các khoản chi phí gián tiếp (Lợi nhuận thể hiện nỗ lực kinh doanh để bán sản phẩm & quản lý phần lớn các loại chi phí trực tiếp liên quan đến bán hàng & các loại chi phí quảng bá thương hiệu)
  27. Operating Profit: Lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh
  28. Non-operating Profit: Lợi nhuận đến từ hoạt động khác (Ví dụ như là lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính)
  29. Earning before Interest & Tax – EBIT: Tổng lợi nhuận trước khi trừ thuế & lãi vay (Tổng 2 loại lợi nhuận OP & Non-OP)
  30. Return On Investment – ROI: Tỷ Suất Lợi Nhuận (Là công cụ tài chính đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động Brand, Trade & Sales. Được tính bằng công thức: Lợi nhuận có được từ hoạt động đó/Tổng chi phí đầu tư cho hoạt động đó)
  31. Baseline: Doanh Số Cơ Sở (Doanh số bán tự nhiên mà gần như không chạy bất kỳ hoạt động Brand – Trade – Sales nào)
  32. Incremental: Doanh Số Gia Tăng (Khoản doanh số tăng thêm từ các hoạt động Brand – Trade – Sales)
  33. Incremental Budgeting: Phương pháp lập ngân sách gia tăng (Phù hợp cho những thị trường không có sự biến động đáng kể hoặc biến động ít trong quá khứ 1 năm vừa rồi)
  34. Zero-based Budgeting: Phương pháp lập ngân sách từ Zero (Phù hợp cho những thị trường thay đổi, biến động nhanh)
  35. Business Case: Biên bản thẩm định tài chính cho dự án (Sản Phẩm Mới Bảng đánh giá mức độ hiệu quả tài chính của 1 dự án tung ra sản phẩm mới, tạo ra tác động ra sao đối với tài chính của thương hiệu hay của cả doanh nghiệp)
  36. Net Present Value: Giá trị hiện tại thuần (Chỉ số đo lường giá trị hiện tại thực tế của dòng tiền thu được trong tương lai từ dự án)
  37. Internal Rate of Return – IRR: Tỷ lệ Hoàn Vốn Nội Bộ (IRR thực chất là lãi suất chiết khấu, mà ở đó, Net Present Value bằng 0, tức là chi phí đầu tư bằng Present Value
  38. Payback: Thời gian hoàn vốn (Khoản thời gian cần thiết để dự án tung ra sản phẩm mới tạo ra Net Present Value bằng với chi phí đầu tư ban đầu)

Viết một bình luận