[ECOMMESHARE] – 9X KHỞI NGHIỆP CÔNG NGHỆ – ĐIỂM BÙNG PHÁT “TRIỆU ĐÔ”

Mình tham gia group Isocial từ những ngày đầu thành lập & trưởng thành lên nhờ nó (từ thời a Bình xây dựng cộng đồng iseo). Mình học được rất nhiều từ đây… Hưởng ứng cuộc thi #ecommeshare. Và bản thân cũng là người thích viết & chia sẻ, nên xin phép chia sẻ một vài trải nghiệm & đúc kết của bản thân trong gần 10 năm kinh doanh…

1. NHỮNG THẤT BẠI KINH DOANH ĐẦU TIÊN

Từ năm nhất sinh viên, sau biến cố gia đình khi ba mình bị tai biến. Từ đó mình biết bản thân phải nỗ lực hơn rất nhiều, và quyết định vừa học, vừa đi làm kiếm tiền từ đó… Trải qua rất nhiều hoạt động sinh viên làm thêm & kinh doanh. Từ bán sách online, bán đồ lưu niệm ở chợ đêm, linh kiện laptop trước cổng trường ĐH, cho đến việc mở cửa hàng điện thoại,… Tất cả các hoạt động đó đều khá bấp bênh. Nhưng nó cho mình những bài học quý giá…
  • Chỉ có lao vào hành động mới biết đâu là đúng/sai để hoàn thiện
  • Trải nghiệm thực tế mới cho ta đúc kết quý báu
  • Kiên trì & chăm chỉ. Không được nản trước những thất bại đầu tiên!

Những lý do mình thất bại hồi đó:

  • Kinh doanh sản phẩm có biên độ lợi nhuận quá thấp (bán những sản phẩm chỉ lãi vài nghìn đến vài chục nghìn)
  • Thị trường bé (phục vụ cho sinh viên tại 1 trường ĐH, kênh offline khó mở rộng)
  • Hoạt động kinh doanh thiếu ổn định (vì bán ở chợ đêm/trước cổng trường nên hay bị đô thị bắt & giữ hàng hoá)
  • Không đủ thời gian & nguồn lực tập trung (vừa học, vừa làm)
  • Tích luỹ kinh nghiệm chưa đủ (thực sự lúc đó chỉ làm, chẳng có chút kiến thức gì về kinh doanh & cũng không có ai dẫn dắt)
  • Mô hình kinh doanh không có lợi thế, dễ bị cạnh tranh bởi các đối thủ khác

2. SỞ HỮU DOANH NGHIỆP ĐẦU TIÊN TRONG ĐỜI…

Giai đoạn cuối 2013, mình có mua lại một cty, là đại lý Mobifone. Chuyên làm dịch vụ về viễn thông (địa chỉ mà ae ra làm dịch vụ sim). Lý do hồi đó mình làm mảng này là vì trước đó có kinh doanh qua sim số đẹp & cần những dịch vụ liên quan để hỗ trợ thêm…
Từ thời 2011, lúc đóng cửa hàng điện thoại. Mình về kinh doanh online, và chuyên bán sim số đẹp. Thời này các diễn đàn còn phát triển & Facebook khá sơ khai (có thời mình cầm hơn 10 group >100.000 members bán sim mệt nghỉ), gặp nhiều thuận lợi nên thời đó giúp mình kiếm được vài chục triệu mỗi tháng, tích luỹ được khá nhiều tiền sau 2-3 năm làm sim.
NHƯNG, đến khi mở đại lý Mobifone, thì lại hoàn toàn khác
  • Mình mất vốn sang nhượng công ty
  • Hoạt động kinh doanh sim đẹp dần đi xuống
  • Quá nhiều rắc rối khi làm đại lý
  • Các chi phí mặt bằng, nhân sự hàng tháng kiến mình thua lỗ (thực tế là tiền từ làm sim đủ bù cho cửa hàng)
Cầm cự được 1 năm, thì mình quyết định ngưng hoạt động cty.
Lý do fail:
  • Chết vì thiếu hiểu biết
  • Chết vì sĩ diện (bị người khác gọi là “thằng bán sim”, nên muốn mở cty để được làm “giám đốc” & #sml với nó)
  • Mô hình kinh doanh với rất nhiều rắc rối & nghiệp vụ phức tạp
  • Nguồn lực mỏng, lang mang làm nhiều hoạt động cùng lúc (bán sim, đại lý mobile & phần mềm)

3. TẬP TRUNG KINH DOANH & PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ (phần mềm hỗ trợ kinh doanh online)

Thực ra trước 2016, các sản phẩm mình phát triển chủ yếu hỗ trợ spam (chứ chẳng được gọi là marketing). Thời đó chắc rất nhiều ae chửi mình!
Phát sinh từ nhu cầu bán sim đẹp, mình & bạn cùng làm (học UIT), viết ra các tính năng để hỗ trợ công việc bán sim trên FB thuận lợi hơn. Đến giai đoạn 2014 thì bắt đầu thương mại hoá dần (hồi đó chủ yếu bán cho ae trong giới làm sim số).
Thời này, mọi thứ vẫn bấp bênh, vẫn thiếu ổn định. Nhưng giúp mình & bạn kiếm tiền khá tốt…
Những bài học rút ra ở giai đoạn này:
  • Không nên spam (chúng ta sẽ bị ghét, khách hàng sẽ bỏ đi, thương hiệu sẽ mất)
  • Định hướng phát triển sản phẩm không rõ ràng (chỉ hướng đến lợi ích cá nhân)
  • Không chú trọng vào nền tảng, tính ổn định
  • Lợi thế nhất định của việc kinh doanh sản phẩm công nghệ, các ý tưởng tiên phong,…
  • Tự sản xuất sản phẩm & phân phối sẽ có lợi thế, biên lợi nhuận cao hơn

4. GIAI ĐOẠN TẬP TRUNG CHO NỀN TẢNG ỔN ĐỊNH HƠN

Đầu 2016, hướng kinh doanh của mình thay đổi rất nhiều…
  • Tập trung vào các sản phẩm ổn định hơn
  • Phát triển đội ngũ nhân sự (lúc đó có gần 20 người)
  • Tập trung xây dựng nền tảng (giai đoạn 2017 mới thực sự tập trung)
Nhờ những hướng tái cấu trúc. Giai đoạn này kết quả kinh doanh của mình dần ổn định qua hàng tháng (dù tăng trưởng không nhanh, vì chưa phải giai đoạn bùng phát)
  • Song song đó, cũng làm thêm vài hoạt động như:
  • Kiếm tiền adsense (trước đó có làm Ytb & Apps/game mobile). Ngừng làm sau gần 1 năm vì bấp bênh.
  • Kinh doanh thêm quán cafe (đóng cửa sau hơn 1 năm)

Bài học:

  • Các hoạt mở rộng đều #sml (đừng lang mang & mở rộng khi nguồn lực chưa đủ)
  • Đừng lặp lại sai lầm của quá khứ (bài học lang mang & fail mình đã từng bị. Nhưng vẫn lặp lại)
  • Đừng đứng núi này, trông núi nọ & mở rộng theo chiều ngang
  • Tập trung vào phát triển năng lực bản thân, đội ngũ nhân sự & nền tảng kinh doanh là quyết định ĐÚNG ĐẮN (với riêng mình)

5. ĐIỂM BÙNG PHÁT (đoạn này sẽ hơi dài xíu, vì có nhiều keys hay muốn chia sẻ)

Đầu 2017 mình mua bđs đầu tiên, cuối năm mua nhà Vinhomes, và vẫn dư 1 tỷ để đầu tư crypto giai đoạn đó (cũng may hồi đó dư 1 tỷ chứ nhiều hơn là “toang” mịa rồi). Giai đoạn sau đó đến giờ mình tích luỹ khá nhanh, và hầu hết đều tích trữ bằng việc mua BĐS (và chính bđs đã giúp mình giữ tiền & x2 lần tài sản bền vững ở giai đoạn 2017 đến nay, đợt này thì BĐS bắt đầu đi ngang rồi…).
ĐIỂM BÙNG PHÁT: Kinh doanh 6-7 năm lây lất, đến năm thứ 8 thì mọi thứ mới có kết quả như kỳ vọng. Tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, đa dạng hoá nguồn thu nhập hơn. Ở những giai đoạn trước, dù rất nỗ lực. Nhưng kết quả lại không được như ý, và sau nghi chiêm nghiệm/đúc kết. Mình gọi đó là “điểm bùng phát”… (ae có thể kiếm sách cùng tên này đọc, cũng khá hay)
  • Khi tích luỹ đủ NGUỒN LỰC (nhân sự giỏi)
  • Khi tích luỹ được nhiều KINH NGHIỆM thương trường
  • Khi hoàn thiện SẢN PHẨM đa dạng hơn
  • Khi bắt đầu hình thành THƯƠNG HIỆU & có nhận diện tốt hơn
  • Khi NỀN TẢNG đã chín muồi
  • Khi THỊ TRƯỜNG lớn lên
=> ALL những keys đó. Đã giúp giai đoạn này của mình thực sự thăng hoa!
Bài học:
  • Đừng quá gấp rút lao vào kiếm tiền. Hãy phát triển bản thân & nguồn lực xung quanh trước. Sẽ đến điểm bùng phát sớm nếu chúng ta nỗ lực
  • Nghèo & lây lất thì lâu. Chứ giàu thì nhanh lắm! (Hãy trân trọng những lúc khó khăn & tích luỹ khi có kết quả)

6. MỞ RỘNG HỆ SINH THÁI (ecosystem)

Tăng trưởng đã khó, nhưng để duy trì được nó & tiếp tục tăng trưởng nữa sẽ càng khó hơn rất nhiều lần. Và ở giai đoạn 2019 này, mình quyết định mở rộng HST mạnh hơn (dù trước đó đã 2 lần fail). Mình làm thêm 4-5 hoạt động khác (đến nay tổng dự án mình đang chạy khoảng 10 brands). Và tất cả nó bổ trợ cho nhau, có kết quả khá ổn & giúp hoạt động kinh doanh của mình tối ưu hơn (ko quá fail như 2 lần trước đây)
  • Tối ưu được nguồn lực nhân sự
  • Giúp giữ người giỏi ở lại
  • Tăng nhận diện thương hiệu
  • Tăng giá trị trong chuỗi khách hàng
Bài học:
  • Mở rộng theo chiều dọc (tận dụng nguồn lực có sẵn)
  • Chọn thời điểm đủ chín muồi
  • Sản phẩm/lĩnh vực nào rồi cũng sẽ có chu kỳ của nó. Và hoạt động kinh doanh của mình cũng cần linh hoạt thay đổi hơn…
  • Thị trường thay đổi quá nhanh & độ cạnh tranh khốc liệt hơn. Chúng ta cũng cần NHANH – TINH GỌN – ĐÚNG ĐẮN để cạnh tran
  • Đừng ATSM, thiếu tập trung & nỗ lực. Doanh nghiệp thời nay rất “mong manh”

Với dự định của riêng mình. Còn rất nhiều việc phải làm phía trước, mọi thứ vẫn chưa ổn. Và cần phải hoàn thiện hơn rất nhiều, nỗ lực từng ngày để có kết quả tốt hơn…

7. NHỮNG BÀI HỌC VỀ KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ NÀY

  • Phát triển sản phẩm với một keys nhỏ (nhu cầu ngách nào đó). Và scale dần khi đã làm tốt nó.
  • Đừng chờ sản phẩm hoàn thiện mới launching, chẳng có giai đoạn đó đâu! Chúng ta phải liên tục cải tiến/hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu thị trường, dù rất khó!
  • Mỗi ngày mở mắt sẽ có hàng trăm đối thủ mọc ra, việc của chúng ta là cố gắng làm tốt nhất trong khả năng của mình.
  • Làm sản phẩm ở phân khúc nhiều rào cản, khó có đối thủ thâm nhập (ex: dev sâu & tối ưu như ladipage của a Bình thì sẽ rất khó cạnh tranh)
  • Nếu là đơn vị tiên phong, hay top 1 ngách nào đó, sẽ có lợi thế rất lớn.
  • Mô hình kinh doanh, hướng mở rộng sản phẩm & cách thu tiền users rất quan trọng (cần có mentor dày dặn kinh nghiệm để cố vấn thêm)
  • Ý tưởng & tính năng đáp ứng nhu cầu thị trường. Sẽ giúp chúng ta có nhiều lợi thế
  • Đội ngũ dev rất quan trọng & nhiều cám dỗ (các founders ráng tìm keys để giữ người)
  • Hãy cố gắng làm tốt & có lợi nhuận. Đừng mong chờ nhiều vào việc gọi vốn từ các NĐT. Nếu chúng ta làm tốt, các NĐT sẽ chủ động tìm đến mình thôi…
  • Xây dựng doanh nghiệp với tâm thế để bán hoặc gọi vốn (sẽ giúp chúng ta chuẩn hoá & minh bạch mọi thứ, có động lực làm lớn hơn)
  • Liên tục làm mới mình, tái cấu trúc & sáng tạo (group từ Isocial -> Ecomme Group cũng được xem là một hình thức tái cấu trúc. Và như ae đã thấy nó đang có chuyển biến tích cực)

8. NHỮNG GÌ MÌNH HỌC ĐƯỢC TỪ ISOCIAL

  • Ngừng chia sẻ tức là chết (câu này mình rất thích của a Bình, và mình học theo đó để ứng dụng đến bây giờ)
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân (thấy các admin ai cũng có nhà, có mer nhờ thương hiệu mạnh. Nên cũng học từ đó để hoàn thiện từng ngày)
  • Xây dựng cộng đồng (nhìn cách isocial làm cộng đồng, mình cũng học theo và cũng xây 3-5 cộng đồng khác nhỏ hơn, mặc dù hơi fail)
  • Các case study, các kinh nghiệm về từng kênh Digital Marketing
  • Chia sẻ là cách đúc kết & lắng nghe phản hồi tốt nhất
  • Học tập, phát triển bản thân mỗi ngày

  • (rất nhiều điều khác nữa)
Cũng muốn viết thêm, nhưng sợ dài quá ae đọc lại ngán! Nên mình xin phép stop tại đây! Hi vọng cũng có những keys hay để ae đúc kết. Thanks ae đã đọc! Chúc group tạo ra nhiều giá trị hơn trong giai đoạn tới!

 

Tác giả: Trần Thịnh Lâm

Group: Cộng đồng eCommerce Việt Nam – ECOMME GROUP

Cuộc thi: chia sẻ câu chuyện kinh doanh #Ecommeshare

Viết một bình luận