Đặc điểm sàn cao su EPDM cho sân chơi ngoài trời

Cao su EPDM là gì

EDPM là viết tắt của từ Ethylene Propylene Diene Monomer trong tiếng Anh. Đây là một loại cao su tổng hợp được tạo ra từ ethylene, propylene và một số diene monomers. Cấu trúc phân tử của nó có một liên kết đơn, với lớp nền hóa học đã bão hòa, điều này làm cho nó có thể chịu được điều kiện môi trường ngoài trời.

Kết cấu sàn cao su EPDM cho sân chơi trẻ em

Sàn cao su EPDM là sự kết hợp giữa hạt cao su SBR, hạt cao su EPDM và keo PU Binder. Các vật liệu này được trộn và thi công tại công trình. Thông thường, hỗn hợp này được phủ lên nền Bê tông hoặc Asphalt.

Sàn EPDM giảm chấn bề mặt sân chơi trẻ em có độ dày từ 20 – 50mm. Bao gồm 10-40 mm là hạt cao su SBR (Sử dụng cho lớp đệm) và 10mm hạt cao su EPDM cho lớp phủ bề mặt.

thi-cong-san-epdm

Đặc điểm vật tư thi công sàn cao su EPDM cho sân chơi.

Về hạt EPDM và hạt SBR

  • Về hạt cao su SBR: Hạt cao su SBR thường có kích thước 1-5mm. Loại hạt này bắt buộc phải được sản xuất từ lốp xe oto phế liệu hoặc tương đương. Tuyệt đối không sử dụng hạt cao su SBR có thành phần dầu Paraffin hóa dẻo. Bởi dầu Paraffin ngăn chặn khả năng bám dính của keo PU vào hạt cao su. Làm mất khả năng bám dính của Pu và làm giảm khoảng 50% khả năng liên kết giữa các hạt cao su SBR.
  • Về Hạt cao su EPDM: Hạt cao su EPDM được sử dụng làm lớp bề mặt nên chúng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thời tiết và tác động của giầy dép. Bởi vậy, yêu cầu về chất lượng hạt cao su EPDM để thi công sân chơi trẻ em đòi hỏi khả năng chống mài mòn, chống lão hóa cao và chống phai màu bề mặt tốt.
  • Khoảng 70% Hạt cao su EPDM đang bán trên thị trường Việt Nam hiện hiện nay được nhập khẩu từ Malaysia hoặc Trung Quốc có hàm lượng EPDM nguyên sinh từ 15 đến 25%.
  • Tuy nhiên, để bề mặt EPDM có khả năng chống lão hóa và chống mài mòn tốt. Chúng tôi khuyên cáo khách hàng nên sử dụng hạt cao su EPDM nguyên sinh tối thiểu là 25%.

Sàn cao su EPDM cho sân chơi trẻ em được lắp đặt ngoài trời. Do vậy, thương xuyên bị tác động mới mưa nắng và các hóa chất. Chính vì vậy việc lựa chọn bột màu sử dụng trong sản xuất hạt cao su EPDM là đặt biệt quan trọng: Để đảm bảo sự bền màu của hạt cao su khi bị tác động của thời tiết. Chúng tôi khuyên các bạn nền sử dụng hạt cao su EPDM được sản xuất bằng bột màu vô cơ (Bột mầu Chrome oxit) hoặc tương đương.

Keo PU Binder

Về keo PU Binder: Trên thị trường có rất nhiều loại keo PU. Tuy nhiên, keo PU Binder để kết dính cao su là một loại sản phẩm riêng biệt. Nó có khả năng kết dính, có độ dẻo và độ bền kéo đứt rất cao. Keo PU để kết dính cao su tốt hay kém phụ thuộc vào hàm lượng keo nguyên chất khi pha trộn keo PU.

  • Việc phân biết keo tốt hay kém không hề đơn giản. Cần phải được thử nghiệm. Tuy vậy, chúng tôi có thể giới thiệu với các bạn một số yếu tố trực quan để nhận biết tương đối về PU BINDER chất lượng cao:
  • Về màu sắc: PU BINDER tốt thường có màu trong vắt – Không có mầu vàng đục. Keo ngả vàng sẽ làm biến đổi mầu sắc của hạt cao su EPDM khi trộn và khi keo khô. Và đi cùng với nó là khả năng kết dính kém do hàm lượng chất độn trong keo nhiều.
  • Về mui vị: Keo PU BINDER tốt thường rất cay mắt, khó chịu – người không quen khi tiếp xúc với keo ở cự ly gần khoản 15-30 phút có thể chảy nước mắt. Keo càng cay mắt đồng nghĩa với việc hàm lượng PU nguyên chất trong keo càng nhiều và khả năng kết dính tốt.

Ngoài 3 yếu tố đặc biết quan trọng nêu trên thì tỷ lệ pha trộn keo PU BINDER với hạt cao su khi thi công cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình.

Bài viết gốc: https://thamlotsancaosu.vn/cac-yeu-cau-ve-vat-lieu-cua-san-cao-su-epdm/

 

Viết một bình luận