Mạch chiếu sáng tự động dùng LM358

Mạch chiếu sáng tự động khi trời tối là một mạch điện tử rất cơ bản, đơn giản nhưng thông dụng và được sử dụng phổ biến trong đời sống. Quanmach.com giới thiệu tới các bạn một mạch chiếu sáng tự động dùng IC LM358 (sử dụng trên ô tô) bao gồm hướng dẫn lắp đặt, linh kiện, và có mạch thực tế…

Các bạn lưu ý là mình sẽ không nói nhiều phần tính toán, các bạn xem rồi tự tính, phần nào không biết thì comment xuống dưới mình giải đap vì đây là mạch do chính mình thiết kế và thực hiện nhé

Chuẩn bị kiến thức nền

Để nắm được nguyên lý mạch bạn cần có kiến thức cơ bản về các linh kiện sau:

  • Op-amp: Chức năng so sánh (quan trọng nhất)… IC LM358 bao gồm 2 Op-Amp và trong mạch chỉ sử dụng 1 con Op-Amp. Mình viết tắt là O-A nhé
  • Quang trở: Cài này quá dễ, Ánh sáng thay đổi điện trở thay đổi.
  • Biến trở…
  • Diode: Chống dòng ngược sinh ra từ cuộn dây kích từ khi relay chuyển trạng thái.
  • Relay: đóng mở mạch.
  • Transistor: Khuếch đại dòng ra từ Op-Amp để kích relay.
  • .v.v

Nguyên lý

mach-chieu-sang-tu-dong-dung-ic-lm358
Mạch chiếu sáng tự động dùng IC LM358

Hình trên là sơ đồ nguyên lý mạch chiếu sáng tự động với IC LM358. Thành thật thì mình không muốn dùng cái hình cắt từ video chút nào cơ mà cái Project này mình thực hiện cách đây gần 4 năm nên đã mất hết dữ liệu giờ rảnh viết lại vì thấy nhiều bạn hỏi. Mong các bạn thông cảm…

Cách thức hoạt động của mạch:

Cái này quan trọng và nhiều bạn hỏi nên mình nói kỹ:

Chìa khóa quyết định hành động đóng mở relay của mạch nằm ở con Op-Amp với chức năng so sánh. Khi điện áp thay đổi trên 2 đầu vào (2) và (3), O-A nhận biết 2 tín hiệu này và thực hiện phép so sánh.

  • V2, V3 là điện thế của các điểm này: Nếu V2 > V3 thì Vout = V4 (Vout chính là V1)
  • Ngược lại: Nếu V2 < V3 => Vout = V8.

Lúc này, tín hiệu đưa ra Transistor chắc chắn là 1 trong 2 giá trị: V8 hoặc V4

  • Vout = V4 = 0 => Transistor không dẫn => Relay ở trạng thái mở = đèn tắt.
  • Vout = V8 ≠ 0 => Transistor dẫn => Relay ở trạng thái đóng => đèn mở.

Như vậy, việc thay đổi điện trở thụ động của quang trở phụ thuộc vào ánh sáng chiếu vào nó. Quang trở thay đổi điện trở làm điện áp tại điểm F thay đổi liên tục và Op-Amp sử dụng các tín hiệu điện áp này để điều khiển điện áp ra… Từ đó quyết định việc đóng mở của Transistor và relay…

Tính toán lắp mạch và một số lưu ý.

Như bạn đã biết, IC LM358 có tới 2 con O-A giống nhau nằm bên trong mà mình sử dụng có 1 con. Vì thế, các bạn hoàn toàn có thể sử dụng con khác thay thế để tối ưu hơn. Về phần tính toán và lắp mạch, các bạn cần chú ý để cân đôi điện trở khu vực quanh O-A đê đảm bảo điện áp so sánh trong ngưỡng “đẹp”…

“Đẹp” ở đây là vùng điện áp hoạt động của O-A.

Mẹo nhỏ: Bạn đo trước điện trở của quang trở trong khoảng ánh sáng trung gian, sau đó chọn điện trở R1 bằng giá trị đó. Lúc này, điện áp F nằm trong khoảng 4.5V… Bạn nghĩ ra chưa…. :))) Làm tiếp đi nhé

Xem video Demo mạch chiếu sáng tự động dùng LM358

Bài viết “Gợi ý mạch chiếu sáng tự động khi trời tối dùng LM358″ của mình khá ngẫu hứng và chưa được rõ ràng lắm tuy nhiên quan điểm của mình là phải tự mày mò thật nhiều mới thấy những điều hay… Mò quá không ra thì Comment xuống phía dưới mình giải đáp nhé.

Chúc bạn thành công!

Ghi nguồn QuanMach.Com nếu phát tán bài viết nhé!

8 bình luận về “Mạch chiếu sáng tự động dùng LM358”

    • Chào bạn,
      R2 là biến trở để lấy điện áp so sánh. Như sơ đồ mạch điện bạn sẽ thấy: Đầu trên của biến trở là 9V, đầu dưới là 0V (trong thực tế là >0V để tránh ngắn mạch). Khi phần mũi tên chạy qua lại như vậy sẽ cho áp ra dao động từ 0-9V và dùng điện áp đó để làm mốc so sánh trong Op-amp. trong thực tế thì đây là cái chiết áp nha b.

      Trả lời
  1. ad cho mình hỏi LM358 có 2 con so sánh điện áp bên trong, vậy 2 con đó có dùng riêng đc ko? VD dùng nó để điều khiển 2 con led và nhận tín hiệu từ 2 con quang trở

    Trả lời
    • Chào bác, theo e nhớ thì là dùng riêng được, vì làm cách đây 6 năm mà ko theo nghề nên cũng ko nhớ rõ nữa :))) . Bác xem lại datasheet của nó là biết thôi.

      Trả lời

Viết một bình luận