Arduino là gì? Có ăn được không…

  • Arduino là gì ?
  • Dùng làm gì
  • Dành cho ai ?
  • Có ăn được không ?…

Hê Nhô! Nếu bạn đang tìm hiểu về Arduino theo con đường không phải “dân chuyên” như tôi thì đây chắc chắn là bài viết dành cho bạn rồi. Trong bài viết này tôi sẽ dùng con mắt của kẻ không chuyên rất thích độ chế điện tử và có kiến thức nền tảng điện tử cơ bản khá ổn như tôi để giải thích cho bạn một cách cơ bản nhất về arduino (có thể đây là bài mở đầu của serie bài viết tự chơi Arduino cơ bản luôn).

arduino là gì
arduino là gì

Arduino là cái cm gì nhể :v :v :v

Nóa là cái thứ phần cứng mì ăn liền dễ sử dụng nhất mà tôi từng biết, Arduino tích hợp vi xử lý (AVR của hãng Atmel) đi kèm một số thứ nữa và đa phần là nó đã được tối ưu giúp bạn dễ dàng sử dụng hơn, dễ dàng giao tiếp với máy tính thông qua cáp USB mini hay gì đó… và việc của bạn chỉ là cài phần mềm chuyên dùng lập trình arduino (Arduino IDE)…xong là chiến được ngay.

Xem thêm: Mạch chiếu sáng tự động dùng Op-Amp LM358

Các board mạch Arduino chính

Có rất nhiều Bo-Mạch arduino ra đời vì nhiều mục đích và yêu cầu khác nhau cho mỗi dự án, cụ thể chút:

arduino uno r3
arduino uno r3
  • Arduino Diecimila in Stoicheia
  • Arduino Duemilanove (rev 2009b)
  • Arduino UNO
  • Arduino Leonardo
  • Arduino Mega
  • Arduino MEGA 2560 R3 
  • Arduino Nano
  • Arduino Due (nền tảng ARM)
  • LilyPad Arduino (rev 2007)

FUCKKKKKKK………… Nhiều như thế học hết thế méo nào được!!!

Đùa chút thôi, bạn đừng lo vì cái thông dụng nhất đủ để giải quyết hầu hết các ý tưởng điên rồ của bạn và tôi là những cái được tôi bôi đỏ ở trên, thậm chí có cái thằng Nano đã bôi đỏ còn bôi đậm :))) Vì nó là thằng được ứng dụng nhiều nhất, dễ dùng… Nói chung là Ngon-Bổ-Rẻ và bạn chắc chắn sẽ dùng nó vào thực tế nếu chơi arduino.

Ứng dụng và sức mạnh của Arduino

Ứng dụng rộng rãi

Mình đã đọc ở đâu đó bài báo nói rằng có kha khá board mạch Arduino đã được sử dụng trong tàu bay vào không gian của Mỹ để điều khiển một số hoạt động bên trong con tàu… Mấy ổng cũng liều ghê, dùng board của Ý thì ngon chứ lỡ may lấy phải hàng Tàu khựa thì chết mẹ…

Đùa chút, không phải bàn cãi nhiều về ứng dụng của Arduino đâu vì sự phát triển rộng rãi của nó đã nói lên tất cả cmnr.

  • Các mạch chiếu sáng tự động.
  • Nghành quảng cáo
  • Ngành giáo dục
  • Nhà thông minh.
  • Robot cứu hỏa.
  • Máy bay không người láy…

…. MỘT MÌNH TAO…..CHẤP HỚTTTTTT…

Mạnh mẽ và dễ dùng là điểm mạnh của arduino

Hôm trước có thằng nói với tôi:

Đuỵt! Mấy con gà ngu học mới phải chơi arduino, Bố mày dân điện phải chơi AVR, PIC… Lập trình phải ngôn ngữ gốc assembly chứ mấy cái “ngôn ngữ Arduino cùi bắp” bố mày méo chấp.

Ghê chưa, mấy thằng ngu là hay lên mặt dạy đời lắm cơ mà nó cũng biết tý nên thôi kệ mẹ nó việc đứa nào đứa làm. Hôm sau vẫn thằng ngu đó, lên forum chỉ 1 ông khác mới tập chơi vi xử lý và vấn đề lập trình LCD. Mình chả biết nó viết con mẹ gì, ngôn ngữ assembly đoạn code tràn 2 cái màn hình laptop (pro vl luôn nhể). Xong mình cũng có dự án tương tự nên mang đoạn code về test so với việc mình sử dụng thư viện có sẵn trong Arduino IDE chỉ vỏn vẹn 10 dòng code để thực hiện chức năng tương tự.

WOW cười đéo ngửi được, chương trình của mình chạnh nhanh gần gấp rưỡi nó. Test bao nhiêu lần vẫn vậy, Dou-ma đúng là nhiều thằng ngu mà hay sủa ghê…

CHỐT: Arduino không chỉ mạnh mẽ mà còn cực kỳ đơn giản, ngôn ngữ lập trình rất dễ hiểu và dễ sử dụng cho bất cứ ai yêu điện và lập trình.

UNO R3 hay Nano

Đây là 2 em Arduino được sử dụng rất nhiều (nhiều nhất) trong các ứng dụng, nghiên cứu cũng như học tập.

Giá tham khảo:

  • NANO: 75k
  • UNO R3: 140k

Lưu ý: Giá trên là của phiên bản tàu khựa nhé. Hàng tàu không quá tốt nhưng nói chung là dùng được. Có những ứng dụng để ngậm điện liên tục 3-4 năm vẫn oke. Vậy nên các thánh cứ yên tâm mà dùng.

arduino-nano-v3
arduino-nano-v3

Thông số chung cho 2 em:

Vi điều khiểnATmega328 họ 8bit
Điện áp hoạt động5V DC (chỉ được cấp qua cổng USB)
Tần số hoạt động16 MHz
Dòng tiêu thụkhoảng 30mA
Điện áp vào khuyên dùng7-12V DC
Điện áp vào giới hạn6-20V DC
Số chân Digital I/O14 (6 chân hardware PWM)
Số chân Analog6 (độ phân giải 10bit)
Dòng tối đa trên mỗi chân I/O30 mA
Dòng ra tối đa (5V)500 mA
Dòng ra tối đa (3.3V)50 mA
Bộ nhớ flash32 KB (ATmega328) với 0.5KB dùng bởi bootloader
SRAM2 KB (ATmega328)
EEPROM1 KB (ATmega328)

2 em khác nhau con chíp AVR nhé.

  • UNO chơi chíp cắm có thể thay thế được.
  • NANO chíp dán (Thay được đấy – thằng nào ngon thì vào mà hàn).

Note: Ông nào mua để học rồi test cắm rút các kiểu thì mua UNO, ông nào mua về làm mạch ứng dụng sử dụng ngay thì mua NANO nhé.

Shield và Module

Shield và module là 2 dạng phần cứng được các công ty “ăn theo” sản xuất phục vụ 1 ứng dụng nào đó cho Arduino. Cụ thể:

Shield

Là module chức năng (phần cứng) có bộ chân có thể cắm đè nên Board Arduino tương thích để giúp Arduino “biến hình” thành 1 board có thêm chức năng của shield đó mà vẫn giữ được số chân ra cũng như vào (hình như thế :))) ). 1 số Shield nổi bật:

  • Shield Adafruit Datalogging với một khe chứa thẻ nhớ SD và chip clock Real-Time
Shield Adafruit Datalogging
Shield Adafruit Datalogging
  • Shield màn hình cảm ứng TFT 2.4 Inch
    shield màn hình cảm ứng 2.4 arduino
    shield màn hình cảm ứng 2.4 arduino

    …. Còn nhiều mấy ông tự tìm nha, lười ghê!

MODULE

Module – Cái tên nói lên tất cả cmnr. Nó là 1 cụm phần cứng giao tiếp được với arduino hỗ trợ việc “nghe-nhìn” cho arduino thông qua các giao tiếp phần cứng và phần mềm…

Ví dụ:

  • Module Relay để điều khiển đóng ngắt thiết bị.
  • Module DS18B20 cảm biến nhiệt độ tín hiệu Digital.
  • Module LCD I2C giao tiếp điều khiển LCD chỉ cần 2 chân thay vì 8 chân (hay 9 gì đó).
  • Module bàn phím, Joistick… nhiều lắm lắm…
module relay 2 kênh arduino
module relay 2 kênh arduino

Phần mềm – Aruduino IDE – “Ngôn ngữ Arduino”

IDE là 1 ứng dụng cài vào máy tính để lập trình và giao tiếp với các board Arduino. Nếu bạn lười cài hay ki bo và Mê-Ga-Bai dữ liệu thì có thể sử dụng IDE online cũng rất tốt.

Tải về Arduino IDE ở đây!

Các bác còn yếu sinh lý vụ cài đặt thì mình có 1 bài hướng dẫn cài đặt Arduino IDE từ A-Z ở đây nhé: https://quanmach.com/tai-va-cai-dat-arduino-ide-tu-a-den-z.html

Xem thử đoạn code test chú LED 13 này nhé:

void setup() {
pinMode(13, OUTPUT);
}

void loop() {
digitalWrite(13, HIGH);   // set the LED on
delay(1000);              // wait for a second
digitalWrite(13, LOW);    // set the LED off
delay(1000);              // wait for a second
}

Thấy chưa! Dễ chết mẹ luôn nhé :))

Trên đây là chút tài mọn của 1 thằng kỹ sư ô tô chạy Uber kiếm sống qua ngày ngồi chém gió về Arduino… Các bác đọc xong vẫn không hiểu Arduino là gì thì không sao. Cứ lao đầu vào làm là biết hết. Em thề…. À mà thôi

Vui một chút, các bạn có thắc mắc vui lòng để lại comment ở dưới mình giải đáp nhé. Cám ơn vì đã ghé blog quân mạch nhé. Ahihi…


Copy vui lòng để nguồn https://quanmach.com

2 bình luận về “Arduino là gì? Có ăn được không…”

Viết một bình luận